HỎI-ĐÁP VỀ PHÁP LỆNH VÀ ĐIỀU LỆ CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

HỎI-ĐÁP VỀ PHÁP LỆNH VÀ ĐIỀU LỆ CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, thi hành pháp luật, hình thành thói quen, nếp sống hàng ngày về sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh trong tỉnh. Thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh biên soạn nội dung Hỏi-Đáp về Pháp lệnh Cựu chiến binh và Điều lệ Cựu chiến binh Việt Nam. Nội dung này sẽ giải đáp một số vấn đề những nội dung theo của Pháp lệnh Cựu chiến binh và Điều lệ Cựu chiến binh Việt Nam. Do điều kiện, không thể biên tập đăng tải một lúc, vì vậy Ban biên tập sẽ đăng tải dần, mong bạn đọc thông cảm.

         

          Câu hỏi 1: Thế nào là Cựu chiến binh

          Trả lời: Theo quy định tại điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005: Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:

          1. Cán bộ, chiến sỹ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức trước Cách mạng tháng 8 năm 1945;

          2. Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội Biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

          3. Cán bộ, chiến sỹ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

          4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

          5. Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Câu 2. Về chính sách đối cới Cựu Chiến Binh

          Trả lời: Theo quy định tại điều 6 Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005

          1.Nhà nước có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Cựu chiến binh; tập hợp, động viên và phát huy tiềm năng của Cựu chiến binh, tạo điều kiện để Cựu chiến binh tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ , đầu tư xây dựng các trung tâm điều trị, phục hồi sức khỏe và các hoạt động tình nghĩa đối cới Cựu chiến binh.

          3. Trong từng thời kỳ, Nhà nước ban hành chính sách Chế độ cụ thể đối với Cựu chiến binh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

         

          Câu 3. Hội Cựu chiến binh Việt Nam

          Trả lời: Theo quy định tại điều 3 Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005

          Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

          Câu 4. Quyền lợi của Cựu chiến binh.

          Trả lời: Theo quy định tại điều 7 Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005

          1. Cựu chiến binh là người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định cả pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

          2. Cựu chiến binh được ưu tiên việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.

          3. Cựu chiến binh nghèo được ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo.

          4. Cựu chiến binh hết tuổi lao động, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.

          5. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan quân sự, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ và được hưởng tiền mai táng theo quy định của Chính phủ.

          6. Cựu chiến binh được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu quân nhân theo quy định của Điều lệ Hội, của pháp luật.

          Câu 5. Nghĩa vụ của Cựu chiến binh.

          Trả lời: Theo quy định tại điều 8 Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005

          1. Cựu chiến binh phải phát huy truyền thống cách mạng, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích của dân tộc.

          2. Cựu chiến binh phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, học tập tuyên truyền, vận động nhân dân, gia đình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

          3. Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia hòa giải, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          4. Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

                                                                                        Ngày 12 tháng 11 năm 2021

                                                                                          Trần Ngọc Đính biên tập

Trần Ngọc Đính
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập