Mô hình nuôi Dúi rừng của hội viên Cựu chiến binh Tẩn A Yết thôn Tả Ngảo, xã Bản Qua, huyện Bát Xát

Năm 1985, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trở về địa phương, Cựu chiến binh Tẩn A Yết luôn nung nấu ý chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Phát huy bản chất truyền thống của người lính Cụ Hồ, hội viên Tẩn A Yết luôn tìm tòi, học hỏi để phát triển kinh tế gia đình, ông tìm tìm hiểu trên mạng internet và nhận thấy trên địa bàn huyện Bát Xát và xã Bản Quan có ít người nuôi Dúi rừng, mà nhu cầu thị trường lại cao. Ông bắt đầu tìm đến các cơ sở nuôi Dúi rừng để tìm hiểu.

anh tin bai
anh tin bai

Ảnh Hội viên Tẩn A Yết chia sẻ kinh nghiệm nuôi Dúi rừng

Ban đầu, Cựu chiến binh Tẩn A Yết đầu tư 10 triệu đồng để làm chuồng trại và mua giống nuôi thử nghiệm nhằm tìm hiểu về đặc tính của loài vật nuôi này. Cựu chiến binh Tẩn A Yết cho hay: ông chọn nuôi con Dúi rừng vì đây là con vật mới và có thể nuôi ở những điều kiện không gian hẹp, không quá tốn công như nuôi các loài vật khác. Nuôi Dúi không phải dùng đến thuốc thú y vì loài động vật này có sức đề kháng rất tốt. Thức ăn chính của Dúi khá đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía, cỏ voi,…Dúi sinh sản khá nhanh, 1 năm 1 Dúi mẹ đẻ khoảng 4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 - 5 con. Loài Dúi có đặc tính là không thích di chuyển nhiều, ưa yên tĩnh và râm mát. Về chuồng trại cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng các tấm gạch men loại 50cm x 50cm ốp vào làm chuồng là được, không cần phải che chắn kỹ như chuồng nuôi con vật khác. Chiều cao của chuồng phải đảm bảo 80 cm để tránh Dúi bò ra ngoài.

Cựu chiến binh Tẩn A Yết chia sẻ: “Lúc mới nuôi, vì chưa có kinh nghiệm làm chuồng nên con Dúi nhảy từ chuồng này sang chuồng khác cắn nhau, dẫn đến chết. Bên cạnh đó, việc sinh sản trùng huyết cũng dẫn đến chất lượng đàn kém đi, anh hưởng đến phát triển của Dúi”.

anh tin bai

Ảnh mô hình nuôi Dúi

Khi thấy đàn phát triển tốt và nắm chắc được kỹ thuật, hội viên Tẩn A Yết bắt đầu nhân giống, nhân đàn. Tính đến thời điểm hiện tại đàn Dúi rừng ông Yết có gần 100 con, trong đó có 32 con mẹ sinh sản và đã xuất bán nhiều lứa, thu lợi hàng chục triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế cho riêng mình, Cựu chiến binh Yết còn chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu mô hình mình đến các hội viên cựu chiến binh và thanh niên trên địa bàn xã Bản Qua để cùng nuôi.

 Chủ tịch Hội CCB xã Bản Qua, Sìn Trang Sin chia sẻ mô hình nuôi Dúi của hội viên Tẩn A Yết mang lại hiệu quả kinh tế, vì đặc tính loài này dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. “Thời gian tới Hội CCB xã Bản Qua sẽ khuyến khích các gia đình hội viên CCB nuôi cá thể nhân rộng diện tích và phát triển chăn nuôi theo hình thức liên kết chuỗi giá trị”, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, góp phần nghèo bền vững và vươn lên làm giàu tại địa phương.


  Tin và ảnh: Tống Văn Doãn

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập